Người dân phản ứng ra sao khi điện tăng giá lên hơn 2.000 đồng/kWh?

Người dân phản ứng ra sao khi điện tăng giá lên hơn 2.000 đồng/kWh? - 1

Sau khi có quyết định tăng giá bán lẻ điện bình quân lên hơn 2.000 đồng/kWh, nhiều người dân bày to sự lo lắng về việc giá cả hàng hóa, dịch vụ đua nhau tăng.

Chiều 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo giá bán lẻ điện bình quân (giá điện) tăng từ 1.920,37 đồng lên 2.006,79 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,5%. Quyết định này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.

Người dân phản ứng ra sao khi điện tăng giá lên hơn 2.000 đồng/kWh? - 1

Như vậy đây là lần thứ hai trong năm giá điện được điều chỉnh. Lần gần nhất là vào tháng 5 khi tăng 3%.

EVN ước tính, tiền điện phải trả thêm mỗi tháng của nhóm khách hàng dùng điện kinh doanh dịch vụ là 230.000 đồng; sản xuất 432.000 đồng và hành chính sự nghiệp là 90 đồng.

Nắm bắt được thông tin này, nhiều người dân lo lắng về việc các mặt hàng, dịch vụ… đua nhau tăng theo khiến cuộc sống của họ trở lên khó khăn hơn. “Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt giảm lao động. Lao động thất nghiệp gia tăng, chi phí thì cái gì cũng tăng.

Mới hồi đầu tháng 10, tôi nhận được thông báo giá nước tăng lên rồi lại xăng tăng, giờ lại điện tăng. Tất cả mọi thứ đều tăng thì tôi rất lo sẽ giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng theo trong thời gian tới thôi. Những người thu nhập cao thì không cảm thấy khó khăn  nhưng những người thu nhập thấp, không ổn định là cả một vấn đề”, chị Khánh Linh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Giá điện tăng lên hơn 2.000 đồng/kWh khiến nhiều người dân lo lắng. Ảnh minh họa.

Anh Hoàng Công Hên (Tiên Lữ, Hưng Yên) cũng lo lắng không đủ tiền trang trải cuộc sống “Hồi tháng 5, tôi bị cho nghỉ việc vì công ty ít việc Thu nhập không còn, tôi trở về quê kiếm đủ nghề sinh sống nhưng cũng không có thu nhập ổn định.

Hiện tại, tôi đang chạy taxi cho một hãng xe điện nhưng khách đi ít lắm, một tháng thu nhập chỉ vài triệu đồng. Nhà có vợ và 2 con nhỏ nên thực sự giờ giá điện tăng, tôi cũng lo giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng tăng. Với mức thu nhập này, tôi khá lo lắng sợ không đủ tiền trang trải”, anh tâm sự.

Anh Cường Nguyễn (Hà Nội) cũng than thở rằng việc làm ngày càng ít, thu nhập giảm sút mà giá gạo, rau, củ, quả, xăng dầu đều tăng, giờ điện lại tăng thì cuộc sống người dân thật sự khó khăn.

“Điện tăng là bình thường và cũng là chuyện nhỏ. Quan trọng là kinh tế phải phát triển, thu nhập quốc gia, người lao động phải cao. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp phá sản, công nhân ít việc, thậm chí có rất nhiều lao động thất nghiệp mà tăng tiền điện thì tôi e là sẽ nhiều hệ lụy”, anh nói tiếp.

Chị Dung – một độc giả trên mạng, chia sẻ điện tăng khiến chi phí sản xuất tăng. “Lẽ dĩ nhiên giá bán hàng hóa cũng phải tăng theo rồi, nếu không ai mà chịu cho nổi lỗ? Nhưng mà kinh tế đang trên đà hồi phục, lương vẫn như vậy không tăng, nhiều người vẫn chưa có việc làm mới, nhu cầu thị trường giảm. Tôi nghĩ sẽ có nhiều hệ lụy cho người dân, nhất là tầng lớp thu nhập trung bình và thu nhập thấp”, chị cho hay.

Bên cạnh đó, có chủ nhà trọ cũng cho biết sẽ tăng giá điện của người thuê trọ trong dịp này.

Ngoài ra, nhiều người hiến kế sẽ dùng tiết kiệm điện và nhắc cả nhà sử dụng thật tiết kiệm điện để không bị ảnh hưởng quá nhiều vào tài chính của gia đình.

Nguồn: https://nongthonviet.com.vn/nguoi-dan-phan-ung-ra-sao-khi-dien-tang-gia-len-hon-2000-dongkwh-151…

Leave a Reply

Your email address will not be published.