Những khuôn mặt thiên thần trên cao nguyên đá Hà Giang

Có một điểm chung ở các em bé trên cao nguyên đá là hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, phải bỏ học từ rất sớm. Đây cũng là một trong những trăn trở của các cấp chính quyền tỉnh Hà Giang trong nhiều năm qua, tuy nhiên thách thức vẫn còn ở phía trước.

Dọc miền cao nguyên đá Hà Giang, hình ảnh những em nhỏ bên vách đá, nương ngô, bên những con đường đèo, những điểm du lịch… dường như là ‘đặc sản’ ở vùng đất này.

Dọc đường lên cao nguyên đá Hà Giang, hình ảnh những em bé vùng cao khiến cho du khách có nhiều cảm xúc, thích thú.

Dọc đường lên cao nguyên đá Hà Giang, hình ảnh những em bé vùng cao khiến cho du khách có nhiều cảm xúc, thích thú.

Ở các bản làng vùng cao nguyên đá, khi bố mẹ đi làm trên nương, trên núi đá, các em nhỏ cũng được mang theo. Vì thế, ngay từ nhỏ, các em đã quen và biết cách luồn lách an toàn qua những triền đồi cheo leo, ngọn núi cao, những con dốc uốn lượn quanh co. Sân chơi của các em cũng nằm ở đó.

Ở các bản làng vùng cao nguyên đá, khi bố mẹ đi làm trên nương, trên núi đá, các em nhỏ cũng được mang theo. Vì thế, ngay từ nhỏ, các em đã quen và biết cách luồn lách an toàn qua những triền đồi cheo leo, ngọn núi cao, những con dốc uốn lượn quanh co. Sân chơi của các em cũng nằm ở đó.

Khi bố mẹ còn mải mê làm việc thì những đồ dùng như chậu giặt, gùi, hay xô đựng nước trở thành những đồ chơi thích thú của các em nhỏ vùng cao. Bố mẹ các em sẽ tập trung làm việc, để con cái chơi một mình cả buổi như thế.

Khi bố mẹ còn mải mê làm việc thì những đồ dùng như chậu giặt, gùi, hay xô đựng nước trở thành những đồ chơi thích thú của các em nhỏ vùng cao. Bố mẹ các em sẽ tập trung làm việc, để con cái chơi một mình cả buổi như thế.

Khi xong việc trên nương thì cũng là lúc các em bé được về nhà cùng bố mẹ. Bởi vậy, phần lớn các em nhỏ trên cao nguyên đá thường ăn ngủ trên nương cùng bố mẹ, nhiều em có những bước đi đầu đời cũng bắt đầu từ những vạt nương, hốc đá. 

Khi xong việc trên nương thì cũng là lúc các em bé được về nhà cùng bố mẹ. Bởi vậy, phần lớn các em nhỏ trên cao nguyên đá thường ăn ngủ trên nương cùng bố mẹ, nhiều em có những bước đi đầu đời cũng bắt đầu từ những vạt nương, hốc đá.

Một em nhỏ khoảng 7 tuổi ở xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc đã biết cắt cỏ gùi về giúp bố mẹ chăn nuôi gia súc. Ở vùng cao, chuyện các em nhỏ biết làm nương, làm việc nhà giúp bố mẹ từ rất sớm là điều không hiếm. Với những em bé nhỏ tuổi hơn thì ở nhà hoặc đôi khi được mẹ địu trên lưng cùng lên núi, lên nương.

Một em nhỏ khoảng 7 tuổi ở xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc đã biết cắt cỏ gùi về giúp bố mẹ chăn nuôi gia súc. Ở vùng cao, chuyện các em nhỏ biết làm nương, làm việc nhà giúp bố mẹ từ rất sớm là điều không hiếm. Với những em bé nhỏ tuổi hơn thì ở nhà hoặc đôi khi được mẹ địu trên lưng cùng lên núi, lên nương.

Những vách đá cheo leo, những tảng đá tai mèo nhọn hoắt là nơi để các em đi hái rau, cắt cỏ giúp bố mẹ hay hái những quả rừng có thể ăn được để chia cho nhau. 

Những vách đá cheo leo, những tảng đá tai mèo nhọn hoắt là nơi để các em đi hái rau, cắt cỏ giúp bố mẹ hay hái những quả rừng có thể ăn được để chia cho nhau.

Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn Km13 – Km17 và Km36+183 – Km46 (Yên Minh – Mậu Duệ - Mèo Vạc) có tổng chiều dài tuyến là hơn 13km thuộc địa phận huyện Yên Minh và Mèo Vạc đang được thi công ngổn ngang và đầy bụi bặm nhưng các em nhỏ ở đây vẫn vô tư ăn quà và hồn nhiên vui vẻ nô đùa dọc tuyến đường.

Dự án Cải tạo, nâng cấp đoạn Km13 – Km17 và Km36+183 – Km46 (Yên Minh – Mậu Duệ – Mèo Vạc) có tổng chiều dài tuyến là hơn 13km thuộc địa phận huyện Yên Minh và Mèo Vạc đang được thi công ngổn ngang và đầy bụi bặm nhưng các em nhỏ ở đây vẫn vô tư ăn quà và hồn nhiên vui vẻ nô đùa dọc tuyến đường.

Khi cao nguyên đá Hà Giang được UNESCO công nhận là di sản thì các em bé trên mảnh đất cao nguyên đá có thêm việc để mưu sinh, đó là bán những bó hoa rừng được tết khéo léo và xinh xắn cho khách du lịch.

Khi cao nguyên đá Hà Giang được UNESCO công nhận là di sản thì các em bé trên mảnh đất cao nguyên đá có thêm việc để mưu sinh, đó là bán những bó hoa rừng được tết khéo léo và xinh xắn cho khách du lịch.

Một bó hoa rừng như thế này được các em bé ở đây bán với giá 10.000 đồng. Số tiền này được các em mang về đưa cho bố mẹ trang trải cuộc sống nhằm vơi đi phần nào khó khăn trên miền cao nguyên khắc nghiệt.

Một bó hoa rừng như thế này được các em bé ở đây bán với giá 10.000 đồng. Số tiền này được các em mang về đưa cho bố mẹ trang trải cuộc sống nhằm vơi đi phần nào khó khăn trên miền cao nguyên khắc nghiệt.

Đội nhạc công tý hon của các bé nam người Mông ở thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn luôn sẵn sàng phục vụ du khách tham quan có nhu cầu nghe những bản nhạc vùng cao từ các nhạc cụ của người Mông như khèn, sáo.

Đội nhạc công tý hon của các bé nam người Mông ở thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn luôn sẵn sàng phục vụ du khách tham quan có nhu cầu nghe những bản nhạc vùng cao từ các nhạc cụ của người Mông như khèn, sáo.

Đến khu vực Dinh thự họ Vương tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, du khách sẽ được nhảy sạp cùng các em bé người Mông. Dù có trả tiền hay không thì các em nhỏ vẫn nở nụ cười thân thiện chào đón.

Đến khu vực Dinh thự họ Vương tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, du khách sẽ được nhảy sạp cùng các em bé người Mông. Dù có trả tiền hay không thì các em nhỏ vẫn nở nụ cười thân thiện chào đón.

Dốc Thẩm Mã là một đoạn đèo có chín khúc uốn lượn cực kì nổi tiếng ở Hà Giang. Đây là một cung đường quen thuộc cho những người trẻ yêu thích khám phá, thích chinh phục sự mạo hiểm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ khi đến với mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Đây cũng là điểm thu hút rất đông các em bé ở Hà Giang.

Dốc Thẩm Mã là một đoạn đèo có chín khúc uốn lượn cực kì nổi tiếng ở Hà Giang. Đây là một cung đường quen thuộc cho những người trẻ yêu thích khám phá, thích chinh phục sự mạo hiểm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ khi đến với mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Đây cũng là điểm thu hút rất đông các em bé ở Hà Giang.

Mang theo sau lưng chiếc gùi đầy hoa cải, hoa tam giác mạch hoặc những loài hoa rừng rực rỡ sắc màu, các em bé có thể ở lại dốc Thẩm Mã cả ngày để bán hoa, hoặc làm mẫu ảnh cho du khách với hi vọng sẽ kiếm được ít tiền về đỡ đần bố mẹ.

Mang theo sau lưng chiếc gùi đầy hoa cải, hoa tam giác mạch hoặc những loài hoa rừng rực rỡ sắc màu, các em bé có thể ở lại dốc Thẩm Mã cả ngày để bán hoa, hoặc làm mẫu ảnh cho du khách với hi vọng sẽ kiếm được ít tiền về đỡ đần bố mẹ.

Mỗi khi ống kính máy ảnh được giơ lên, các bé hồn nhiên thể hiện khuôn mặt đẹp như thiên thần, dường như những khắc khổ thiếu thốn của cuộc sống bị bỏ lại phía sau.

Mỗi khi ống kính máy ảnh được giơ lên, các bé hồn nhiên thể hiện khuôn mặt đẹp như thiên thần, dường như những khắc khổ thiếu thốn của cuộc sống bị bỏ lại phía sau.

Có một điểm chung ở các em bé trên cao nguyên đá là hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, phải bỏ học từ rất sớm. Đây cũng là một trong những trăn trở của các cấp chính quyền tỉnh Hà Giang trong nhiều năm qua, tuy nhiên thách thức vẫn còn ở phía trước.

Có một điểm chung ở các em bé trên cao nguyên đá là hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, phải bỏ học từ rất sớm. Đây cũng là một trong những trăn trở của các cấp chính quyền tỉnh Hà Giang trong nhiều năm qua, tuy nhiên thách thức vẫn còn ở phía trước.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/nhung-khuon-mat-thien-than-tren-cao-nguyen-da-ha-giang-d352570.html

Leave a Reply

Your email address will not be published.